Hỏi Vật lý trị liệu cứng khớp gối bao lâu thì phục hồi ? Vật lý trị liệu cứng khớp gối là phương pháp điều trị dành cho những người bị cứng khớp gối. Phương pháp này như thế nào và điều trị mất bao lâu thì phục hồi? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! Các bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối Bài tập 1: Bước 1: Người bệnh đứng ở tư thế chuẩn bị với phần hai chân rộng bằng vai. Nếu chưa quen thì thời gian đầu người thực hiện có thể dùng tay để vịn vào thành của một chiếc ghế hoặc chống vào tường để làm điểm tựa. Bước 2: Tiến hành gập đầu gối chân phải về phía sau và đồng thời dùng tay phải nắm lấy chân phải. Từ từ kéo phần gót chân dần lên về phía phần mông, tiến hành đếm đến 30 giây sau đó mới hạ chân xuống thả lỏng cơ thể. Bước 3: Thực hiện tương tự với chân trái. Mỗi khi tập vật lý trị liệu đau khớp gối thực hiện khoảng 3 lần cho các bên. Bài tập 2: Bước 1: Người tập nằm ngửa trên thảm, thả lỏng cơ thể, tránh co cứng hoặc gồng các cơ. Bước 2: Dùng một chiếc khăn dài (hoặc dây thừng, dây đeo) rồi móc vào phần gan bàn chân trái. Nâng chân hướng lên trần nhà, hai tay giữ chặt 2 đầu dây. Cố gắng giữ thẳng chân, không gập đầu gối và lưng áp sát mặt đất. Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 20 giây rồi từ từ hạ thấp chân về vị trí ban đầu. Thực hiện với chân còn lại, mỗi bên 2 lần để giúp hạn chế tình trạng khớp gối bị căng cứng. Các bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi chức năng, lấy lại sự đàn hồi cho dây chằng và sự linh hoạt cho đầu gối. Vì thế nếu người bệnh cứng khớp gối kiên trì tập luyện đều đặn mỗi ngày thì thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn rất nhiều, chỉ mất từ 2 - 3 tháng. Tuy nhiên thời gian để phục hồi chức năng khớp gối hoàn toàn thì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ tổn thương khớp gối của người bệnh như thế nào. Với mỗi người thời gian chính xác để phục hồi là khác nhau. Các biện pháp trị liệu khác Chườm nóng Việc chườm nóng có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, đặc biệt là khi áp dụng công thức chườm nóng bằng muối và lá lốt, ngải cứu. Cách làm như sau: Bước 1: Chuẩn bị 500g muối hạt, 50g ngải cứu và 50g lá lốt. Ngải cứu và lá lốt rửa sạch, để ráo nước và cắt thành từng đoạn nhỏ. Bước 2: Cho hỗn hợp muối, ngải cứu và lá lốt vào chảo sao cho đến khi nóng. Sau khi sao xong, cho ra một chiếc túi bằng vải. Bước 3: Người bệnh có thể ngồi hoặc nằm, sau đó dùng túi vải từ từ chườm nóng lên khu vực xung quanh khớp gối. Xoa bóp Phương pháp xoa bóp này rất dễ thực hiện, người bệnh cần chuẩn bị một chai dầu nóng và tiến hành xoa bóp khắp khu vực gối. Việc xoa bóp đều đặn giúp các cơ được thư giãn, xoa dịu những cơn đau và sự căng cứng của khớp gối. Chế độ dinh dưỡng cho người cứng khớp gối Bên cạnh các biện pháp điều trị kể trên thì việc đảm bảo dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh là rất quan trọng. Người mắc phải bệnh cứng khớp gối cần bổ sung trong thực đơn của mình một số chất xơ và vitamin cần thiết từ các loại rau củ quả tươi. Bên cạnh đó cần sử dụng một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như cá hồi, sữa tươi,… giúp cung cấp canxi, omega 3, protein,… để phát triển hệ xương một cách tốt nhất. Người bệnh cứng khớp gối cũng cần hạn chế dùng những thực phẩm được nêm nếm quá mặn, các chất béo và đường. Chúng ta vừa tham khảo cách vật lý trị liệu cứng khớp gối được rất nhiều người áp dụng và có những chuyển biến tích cực. Chúng ta nên kiên trì thực hiện để đem lại kết quả hồi phục tốt nhất nhé. Bài viết có sự cố vấn của bác sĩ Đức Điệp, hiện nay đang công tác tại phòng khám vật lý trị liệu Đức Điệp TPHCM