Khô âm đạo là gì ? Và cách khắc phục

Thảo luận trong 'Sản Khoa' bắt đầu bởi kidzbyn, 19/4/17.

  1. kidzbyn
    Offline

    kidzbyn New Member

    Tham gia ngày:
    17/4/17
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Khô âm đạo là bệnh gì?

    Khô âm đạo xảy ra khi âm đạo bị mất độ ẩm thông thường (hoặc chất bôi trơn tự nhiên), làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và đau. Bệnh còn khiến sinh hoạt tình dục trở nên không thoải mái.

    Những ai thường bị khô âm đạo?
    Bất cứ phụ nữ nào cũng có thể mắc bệnh khô âm đạo. Nhưng bệnh thường gặp hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh. Theo thống kê, khoảng 1/5 phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh mắc bệnh khô âm đạo. Ngoài ra nếu cơ thể không sản xuất ra được nội tiết tố nữ estrogen trong 5 năm cũng sẽ dẫn đến khô âm đạo.

    Triệu chứng và dấu hiệu
    Những dấu hiệu và triệu chứng của khô âm đạo là gì?
    Các triệu chứng phổ biến nhất của khô âm đạo là:

    • Ngứa âm đạo;
    • Cảm giác nóng trong âm đạo;
    • Đau khi quan hệ.
    Do các mô âm đạo ít co dãn, người bệnh có thể bị chảy dịch nhầy hoặc xuất huyết nhẹ sau khi vệ sinh hoặc quan hệ.

    Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
    Khi phát hiện hoặc nhận thấy có dấu hiệu bệnh, bạn nên đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để được kiểm tra và khám kĩ càng. Đặc biệt là khi âm đạo chảy máu vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư tử cung.

    Nguyên nhân
    Nguyên nhân gây ra khô âm đạo là gì?
    Khô âm đạo có thể do nhiễm trùng hoặc lượng estrogen thấp. Điều này do một số nguyên nhân như mãn kinh, sinh và cho con bú, điều trị ung thư, hút thuốc. Người bị bệnh ung thư tử cung cũng có khả năng bị bệnh vì đã phẫu thuật loại bỏ buồng trứng.

    Khô âm đạo còn có thể xảy ra do dùng thuốc, thụt rửa âm đạo sai cách (rửa bằng dung dịch vệ sinh âm đạo), tình trạng khô da ở bộ phận sinh dục, và kích thích âm đạo trong lúc quan hệ không đủ hoặc không đúng cách. Đôi khi không rõ nguyên nhân gây bệnh.

    Nguy cơ mắc bệnh
    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc khô âm đạo?
    Các trường hợp bước vào giai đoạn mãn kinh; sinh con và cho con bú; điều trị ung thư; hút thuốc; phẫu thuật (loại bỏ buồng trứng) có thể làm cho lượng estrogen giảm xuống mức thấp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.



    Điều trị
    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị khô âm đạo?
    Bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Một số phụ nữ có thể dùng thực phẩm bổ sung estrogen qua đường uống; dùng miếng dán hấp thụ trên da; dùng kem bôi trực tiếp lên bộ phận sinh dục; hấp thụ qua viên thuốc đặt trong âm đạo. Nhiều phụ nữ đôi khi dùng chất bôi trơn trước khi quan hệ. Sử dụng chất dưỡng ẩm cũng có thể giúp hỗ trợ điều trị.

    Các phương pháp điều trị khác bao gồm các biện pháp tự chăm sóc, như tăng lượng nước cơ thể hấp thụ để tránh bị mất nước.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán khô âm đạo?
    Bác sĩ chẩn đoán dựa trên triệu chứng đã xuất hiện và xét nghiệm mô âm đạo. Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào hoặc dịch tiết âm đạo để xét nghiệm qua kính hiển vi.

    Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của khô âm đạo?
    Bạn có thể kiểm soát tốt tốc độ hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

    • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
    • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
    • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có các triệu chứng của khô âm đạo.
    • Vệ sinh âm đạo sạch sẽ, đúng cách.
    • Uống nhiều nước.
    • Thử dùng các chất dưỡng ẩm không kê đơn hoặc các chất bôi trơn tan trong nước.
    • Không dùng các chất gốc dầu, như chất thải từ dầu, mà không được sự đồng ý của bác sĩ. Chúng có thể làm cho dịch âm đạo trở nên dính như keo, có hại nhiều hơn có lợi.
    • Không dùng các sản phẩm gây kích ứng cho âm đạo. Các sản phẩm này bao gồm: xà phòng, kem dưỡng ẩm, tắm bong bóng, thụt rửa quá sâu, thuốc xịt âm đạo, và nước hoa.
     

Chia sẻ trang này

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)