Hóc dị vật là tình trạng rất hay gặp ở con trẻ, có thể gây ra những nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy con bị hóc dị vật phải làm sao để xử lý đúng cách và kịp thời là nỗi băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ. Đồng hành cùng các gia đình trên hành trình chăm con gian lao này, iPREG xin tổng hợp một số thông tin bổ ích thông qua bài viết sau. Con bị hóc dị vật phải làm sao? Khi trẻ bị hóc bố mẹ cần bình tĩnh xác định tình trạng của trẻ để xử lý hiệu quả, việc la hét hay luống cuống quá sẽ phản tác dụng. Sau đây là các bước sơ cứu giải quyết vấn đề con bị hóc dị vật phải làm sao cho bố mẹ. Dù có thực hiện thành công hay tình trạng của trẻ có trở nặng hơn thì vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng, xử lý kịp thời, đề phòng còn sót dị vật. Xem thêm: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo chuẩn quốc tế chi tiết nhất. Đối với trẻ sơ sinh Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay, dùng một chân đỡ dưới cánh tay, để đầu trẻ úp xuống, sau đó vỗ 5 lần bằng gót bàn ta vào giữa 2 xương bả vai, theo chiều đẩy xuống phía dưới đầu, cổ. Sau mỗi 5 lần kiểm tra xem dị vật đã ra chưa. Đối với trẻ em Cách 1: Áp dụng cách như đối với trẻ sơ sinh. Cách 2: Ấn ngực. Nếu không hiệu quả thì cho trẻ nằm ngửa ra, đầu hơi chúi xuống dưới, sau đó ấn ngực ở vị trí nửa dưới xương ức. Thực hiện 5 lần từ từ rồi kiểm tra dị vật đã ra chưa. Cách 3: Biện pháp Heimlich. Đối với trẻ lớn hơn có thể thực hiện biện pháp Heimlich để tống dị vật ra ngoài như sau: Người cấp cứu sẽ đứng phía sau, ôm vòng qua eo trẻ bằng hai tay, sau đó nắm chặt hai tay lại kéo mạnh về phía sau theo chiều hướng lên trên, đoạn phía dưới xương sườn của trẻ, cũng thực hiện 5 lần, sau đó kiểm tra dị vật đã được đẩy hoàn toàn ra ngoài chưa. Những sai lầm cần tránh khi xử lý hóc dị vật cho con Dùng mẹo dân gian: Không dùng các mẹo dân gian như nuốt miếng cơm, miếng rau hay thức ăn khác để cố gắng đẩy dị vật xuống dưới dạ dày vì có thể không có tác dụng mà còn có thể khiến tình trạng trẻ nặng hơn. Dùng tay móc dị vật ra: Không nên cố gắng dùng tay móc dị vật ra vì có thể khiến dị vật chui sâu vào đường hô hấp. Vuốt xuôi ngực: Cách làm nãy cũng sẽ khiến dị vật chui sâu hơn vào đường thở, gây nguy hiểm cho con. Không xử lý hóc dị vật đúng cách sẽ gây ra những nguy hiểm gì? Nếu dị vật là các vật to, cứng như xương, nhựa, kim loại, thủy tinh… không được lấy ra hoặc lấy ra không đúng cách, trẻ có thể gặp rất nhiều nguy hiểm về sức khỏe: Dị vật mắc vào đường hô hấp có thể gây ngừng thở, thậm chí tử vong. Dị vật mắc vào đường tiêu hóa để thời gian dài có thể gây viêm loét dạ dày, viêm dạ dày Dị vật xuống lỗ hậu môn có thể gây tắc ruột, cần phải phẫu thuật để lấy dị vật ra. Phòng con hóc dị vật như thế nào? Tập thói quen cho trẻ không cho vật lạ vào miệng, nhất là đồ chơi hay vật dụng nhỏ. Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ hóc như thức ăn có xương, hạt na, hạt bí, hạt dưa… Không nên cho trẻ bú hoặc ăn khi đang khóc hoặc cười lớn. Quan sát khi trẻ chơi đùa, nếu thấy trẻ ngậm những thứ dễ bị hóc thì ngay lập tức lấy ra. Con hóc dị vật phải làm sao là nỗi lo lắng chung của nhiều bậc phụ huynh, nhất là các cặp đôi lần đầu làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, để xử lý tai nạn như thế này không quá khó, chỉ cần bố mẹ bình tĩnh phán đoán tình hình và thực hiện các bước sơ cứu đúng cách là đã có thể giải quyết ổn thỏa vấn đề.